Bệnh mồng gà
Khám da liễu:
- Từ thứ 2 đến thứ 6: Sáng từ 11h30 đến 13h15, Chiều từ 17h đến 19h30
- Thứ 7, Chủ Nhật: Sáng 8h30 đến 13h15, chiều nghỉ
Laser thẩm mỹ: Từ thứ 2 đến thứ 6: Từ 9h đến 18h
Tư vấn miễn phí qua email: bacsyloi68@gmail.com
Địa chỉ: Số 366, Châu Văn Liêm, Hiệp An, Hiệp Tân, Hòa Thành, Tây Ninh
ĐT: 0977687072 - (066)3.943.698
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THÔNG TIN VỀ BỆNH
Mồng gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục, rất thường gặp. Theo thống kê tại Bệnh viện Da liễu TPHCM từ năm 1995-1998, bệnh chiếm tỷ lệ đến 21,2%.
Nguyên nhân do virus có tên Human Papilloma Virus (HPV),
thuộc nhóm PAPOVA (Papillome polyform vaacuolisation), có khoảng 100 loài
được nhận dạng, đường kính khoảng 55nm, bên trong chứa chuỗi DNA, không
nuôi cấy được. Các nhóm virus Papilloma ở người đã được xác định như
sau:
DẠNG TỔN THƯƠNG | Type HPV |
VỊ TRÍ THƯỜNG GẶP
|
Mồng gà - Sùi mồng gà. - Mồng gà phẳng - Sẩn dạng Bowen. - U nhú vùng hầu. Dạng cùng họ mào gà - Mụn cóc thông thường. Mụn cóc sâu ở lòng bàn tay - lòng bàn chân. - Mụn cóc phẳng. |
6-11 16-18-31 16-28-55 -11 2-4-7 1 3-10 |
- Sinh dục - Hậu môn. - Sinh dục - Hậu môn. - Ung thư tế bào gai ở thượng bì. - Niêm mạc hầu ở trẻ em. - Tay - Chân. - Lòng bàn tay - bàn chân. - Mặt - Cẳng tay - Cẳng chân. |
Mồng gà được lây truyền chủ yếu qua đường tình dục,
trẻ sơ sinh cũng có thể bị lây trong lúc sinh.
Thời gian ủ bệnh từ 1-8 tháng, thông thường là 3 tháng. Biểu hiện nhiều và rõ nhất ở người có vệ sinh kém, bộ phận sinh dục thường ẩm ướt, bao qui đầu dài, viêm âm hộ - âm đạo, suy giảm miễn dịch, thường đi kèm với bệnh hoa liễu khác.
Vị trí tổn thương:
Nam: thường ở quanh lỗ tiểu, rãnh quy đầu, thân dương vật, tầng sinh môn, hậu môn.
Nữ: Âm hộ - âm đạo, cổ tử cung, quanh lỗ tiểu, bẹn, tầng sinh môn, hậu môn.
Trẻ em lây từ mẹ trong lúc sinh có thể gặp ở niêm mạc ngoài cơ quan sinh dục như mắt - mũi - miệng.
Triệu chứng:
- Triệu chứng tổng quát không có biểu hiện gì đặc biệt, không đau, không ngứa.
Sang thương căn cản:
Sẩn sùi kích thước 1mm đến vài chục mm, thậm chí đến hàng trăm mm, bề mặt sần sùi, màu hồng hoặc đỏ, mềm, ẩm ướt, có thể có cuống, sờ vào không đau, dễ chảy máu.
Ðiều trị:
- Không có liệu pháp điều trị nào hoàn toàn thỏa đáng.
- Chưa có thuốc đặc trị qua đường toàn thân như uống hoặc chích.
- Phương pháp chủ yếu là cơ học: Ðốt điện, đốt Laser CO2.
- Chấm thuốc:
+ Podophylline 20-30% để làm hoại tử tế bào, bôi thuốc và để 2-3 giờ rồi rửa sạch bằng xà phòng. Ngày nay, thường dùng Podophyllotoxin 0,5% vì ít độc hơn so với Podophylline. Không dùng cho phụ nữ có thai.
+ Acid Trichloacétic 30-50%, thường dùng loại 50%, bôi ngày 1-2 lần, có thể sử dụng cho phụ nữ có thai.
+ Wartec chấm 1 lần/ngày, thuốc rất công hiệu nhưng giá thành cao.